0

MU-MIMO là gì? Tại sao bộ phát Wifi nên có MU-MIMO?


Hầu hết các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng, Kindle, camera, thiết bị giám sát trẻ em và nhiều thiết bị khác đều sử dụng Wifi. Để dáp ứng nhu cầu kết nối nhiều thiết bị cùng một lúc, công nghệ MU-MIMO ra đời. Vậy MU-MIMO là gì? Tại sao thiết bị định tuyến nhà bạn nên có MU-MIMO? Bài viết dưới đấy sẽ định nghĩa và nêu ra những lợi ích của nó.

MU-MIMO Là gì?

MU-MIMO là viết tắt của Multi-User, Muliple Input, Multiple Output. Tức là, Công nghệ Nhiều-người-dùng, Nhiều-đầu-vào, Nhiều-đầu-ra (một trong những thế hệ chuẩn AC kế tiếp hoặc chuẩn AC Wave 2) cho phép bộ định tuyến Wi-Fi giao tiếp với nhiều thiết bị đồng thời. Điều này làm giảm thời gian mỗi thiết bị phải chờ tín hiệu và tăng tốc độ mạng. Theo khảo sát cho thấy rằng các hộ gia đình hiện nay trung bình có khoảng 8 thiết bị kết nối Wi-Fi với băng thông đồng thời. Vì vậy, công nghệ MU-MIMO sẽ ngày càng cải thiện trải nghiệm Wi-Fi của bạn.

 

Tính năng cao hơn Wifi thời trước của MU-MIMO

Trước đây, Wifi sử dụng cộng nghệ SU-MIMO. SU-MIMO nằm trong tùy chọn của chuẩn Wifi 802.11n xuất hiện từ năm 2007, cũng là kết nối chuẩn của nhiều thiết bị. Đây là công nghệ cho phép router chỉ gửi và nhận dữ liệu đến một thiết bị cùng lúc. Trường hợp nhiều thiết bị truy cập cùng lúc thì nó xử lý tuần tự, mặc dù vậy nhưng tốc độ xử lý của nó vẫn nhanh hơn so với router thông thường. Hãy nghĩ router công nghệ SU-MIMO như một người chia bài. Có 4 người chơi trên bàn nhưng người phát bài chỉ có thể phát cho 1 người 1 lúc. Tưởng tượng mỗi quân bài là một gói dữ liệu, có nghĩa là router dùng công nghệ SU-MIMO sẽ phải lần lượt kết nối với từng thiết bị và nhanh chóng chuyển sang thiết bị khác khiến ta tưởng như chúng kết nối đồng thời. Sẽ có một nút thắt cổ chai rất lớn do mới chỉ là chuẩn Wi-Fi 802.11ac.

 

 

 

MU-MIMO xuất hiện cùng thời điểm với chuẩn wifi 802.11AC ra đời vào năm 2013. Được biết công nghệ chuẩn không giây mới này có tốc độ truyền lên tới gigabit/s, tức là tốc độ lớn hơn rất nhiều so với chuẩn cũ. Cùng với đó, công nghệ MU-MIMO cho phép router giao tiếp cùng lúc với nhiều thiết bị khác nhau và vận hành như thể mỗi thiết bị đều có router chuyên dụng riêng. Nếu SU-MIMO là một người chia bài thì MU-MIMO là một người chia có 4 đôi tay, mỗi đôi tay sẽ làm việc với một người chơi. MU-MIMO cho phép router chia ra từng gói dữ liệu riêng và đưa tới nhiều thiết bị cùng một lúc.

Một bộ định tuyến không dây có thể được tích hợp kiểu thực hiện MU-MIMO khác nhau. Chẳng hạn như kiểu 2x2 MIMO cung cấp hai luồng không gian, thiết bị kết nối của bạn cần có hai ăng-ten, tối đa 2 thiết bị kết nối, tương tự với kiểu 3x3 và 4x4 MIMO.

Lợi thế của MU-MIMO

Có thể kể đến nhiều lợi ích đối với một thiết bị Router Wifi tốt được trang bị công nghệ MU-MIMO.

  • Thời gian mỗi thiết bị phải chờ nhận giữ liệu giảm xuống mức thấp nhất.
  • Làm tăng số lượng thiết bị được Router xử lý đồng thời, tránh rớt mạng.
  • Tăng tốc độ Download (tải xuống) với các thiết bị hỗ trợ MU-MIMO.
  • Giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn, ngay cả khi thiết bị không được hỗ trợ MU-MIMO.

 

Nhược điểm của MU-MIMO

Mặc dù có những lợi ích rất lớn, tuy nhiên bộ phát Wifi sử dụng MU-MIMO vẫn tồn tại một số nhược điểm:

  • MU-MIMO chỉ hoạt động trên Router Wifi có chuẩn không dây 802.11ac và tần số 5 GHz. Đồng nghĩa với các thiết bị cũ không hỗ trợ giải mã tín hiệu với giao thức này sẽ phải “đắp chiếu”.
  • MU-MIMO chỉ làm tăng tốc độ tải xuống, hạn chế khả năng tải lên.
  • Để tăng tốc tải xuống thì cả Router Wifi và thiết bị kết nối phải tích hợp MU-MIMO và hoạt động với giao thức mạng không dây 802.11ac.

 

Các bộ định tuyến Wi-Fi nào hỗ trợ MU-MIMO?

Để sử dụng MU-MIMO, đầu tiên bạn phải có một bộ định tuyến hỗ trợ công nghệ này. Các bộ định tuyến Wi-Fi hoạt động trên các tiêu chuẩn không dây cũ hơn như A, B, G và N không hỗ trợ MU-MIMO và nó chỉ là một tính năng trong một số bộ định tuyến không dây của chuẩn AC sau này. Bạn nên tìm kiếm một bộ định tuyến hỗ trợ MU-MIMO, chuẩn AC kế tiếp, hoặc chuẩn AC Wave 2.

Thiết bị nào hoạt động với bộ định tuyến MU-MIMO?

Bất kỳ thiết bị không dây nào cũng làm việc với bộ định tuyến MU-MIMO, nhưng để có được cải tiến hiệu suất Wi-Fi tốt nhất, thiết bị cũng nên hỗ trợ công nghệ MU-MIMO. Dựa theo số liệu của Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) và Computex, người ta hy vọng các nhà sản xuất máy tính, máy tính xách tay, điện thoại thông minh và máy tính bảng sẽ ngày càng hỗ trợ MU-MIMO trong những năm tới. Công nghệ này sẽ là một tính năng tiêu chuẩn trong hầu hết các thiết bị không dây kể từ năm 2017.

 

                                          (Tham khảo nguồn website Totolink)

 


Sản phẩm đã xem